Dưới đây là cách hướng dẫn giúp bạn hiểu được 4 tiêu chí chấm thi của IELTS Writing.
Và khi bạn hiểu được mỗi tiêu chí sẽ được Giám khảo chấm bài viết của bạn như thế nào, bạn sẽ viết tốt hơn, đáp ứng được các yêu cầu của một bài Writing band 7.0+ nhé!
1. Tiêu chí Task Response với Task 1:
– Cấu trúc bài viết:
1. Nên viết 1 câu cho phần Intro.
2. Từ 2-3 câu cho phần overview.
3. Và phần body bạn nên tách thành 2 body, có thể theo yếu tố thay đổi theo năm, hoặc nhóm các dữ liệu lớn và bé.
– Với phần overview:
· cần nhìn ra bức tranh tổng thể của cả hình graph.
· Tham khảo lại các bài sample giống dạng bài bạn đang phân tích.
· VD: trình bày được rõ ràng các main trends – xu hướng chính, differences – những sự khác biệt/ thay đổi lớn, stages – các bước chính.
– Với phần body:
1. Nên chọn những mốc thời gian có sự thay đổi đáng kể, rõ rệt, nổi bật. VD: Năm đầu, năm ở giai đoạn giữa có sự thay đổi đặc biệt, Năm cuối, miếng to, miếng nhỏ…
2. Mỗi một body nên nhặt ra từ 4-5 số liệu cụ thể thôi, không nên nhặt ra quá nhiều số chi tiết.
3. Trong phần body, nên kết hợp các cấu trúc so sánh giữa các đối tượng (so sánh bằng, so sánh hơn, so sánh gấp mấy lần…)
2. Tiêu chí Task Achievement với Task 2:
– Bài viết trả lời được ĐẦY ĐỦ (sufficiently) tất cả các yêu cầu của đề bài. Xác định rõ ngay từ khi đọc đề bài, xem đó là dạng bài gì, cần phải đề cập đến những gì trong bài viết. VD: Với bài Discussion and your view, thì phải đề cập đến 2 mặt của vấn đề, và quan điểm của bạn là nghiêng về view nào. Tốt nhất bạn nên xem lại các bài sample cho từng dạng bài, và follow theo cấu trúc viết mẫu của dạng đó. Như vậy đi thi mình sẽ viết nhanh hơn, và không lo chưa trả lời đầy đủ yêu cầu của đề.
– Thể hiện được quan điểm rõ ràng xuyên suốt bài viết. Phần mở bài phải thống nhất với 2 body chính và được nhắc lại thống nhất trong phần kết bài. VD: Không nên mở bài Agree, xong kết bài lại nói Disagree.
– Về các ý: Mỗi một ý chính được trình bày, lập luận, phân tích rõ ràng, đầy đủ, có ít nhất 1 câu supporting idea (dẫn chứng) giải thích cho ý chính. Nếu 1 body bạn chỉ có 1 idea hay 2 idea thì tham khảo lại cách viết trong các bài Sample trong khoá học cho dạng viết đó.
– Cố gắng đưa ra Example ít nhất trong 1 body của phần Thân bài. Nhưng nhớ example phải cụ thể, chứng minh cho ý đang nói ở câu trước. Không nên viết theo ngôi thứ nhất (I – my friend – my father …) khi đưa ra example, mà nên dùng đại từ chung chung, vd: the rich, the elderly, graduates…
– Phần mở và kết bài: Với mỗi dạng essay, bạn nên học thuộc các cấu trúc câu mẫu trong các bài Sample của khoá học Writing Online. Vì 2 phần này cần phải viết nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo đủ phức tạp để ăn điểm 7.0+. Hãy dành nhiều thời gian để đầu tư cho phần body hơn là 2 phần có thể học thuộc theo mẫu này.
3. Tiêu chí Coherence and Cohesion:
– Biết cách trình bày thông tin và các ý một cách mạch lạc. Đọc dễ hiểu từ đầu đến cuối bài viết. Mỗi khi viết, liên tục nhìn lại đề bài để đảm bảo mình viết không lạc đề. Viết câu sau phải có mối liên hệ với câu trước. VD: sự việc này nếu như vậy, thì kết quả ở câu sau sẽ là gì?
– Cohesive devices (Từ nối): Sử dụng được các Từ nối một cách đa dạng. Hầu hết các bài Sample của khoá học Writing Online, chỉ sử dụng một số từ nối nhất định và lặp lại trong tất cả các bài. Bạn cũng nên áp dụng với các từ nối đã được giới thiệu trong khoá học. Để ý xem body trước mình đã dùng từ nối gì, thì body sau dùng từ nối synonym của nó để diễn đạt mục đích tương tự. VD: Body 1 dùng The reason for this is that, thì Body 2 dùng This is because…
– Trình bày được một clear central topic (ý chính trung tâm bao quát cả đoạn văn) cho mỗi đoạn văn. Xem body này mình đang phân tích ý lớn gì, thì các câu khác trong đoạn cũng phải lập luận cho ý đó. VD: Body đang phân tích về view mình đồng ý, thì phải đưa ra các lý lẽ chứng minh mình đồng ý, hoặc lợi ích của view đó; chứ không nên đưa ra bất lợi của nó.
– Referencing (Đại từ thay thế): sử dụng được linh hoạt các đại từ thay thế, và dùng hoàn toàn chính xác. Để ý khi viết câu văn tiếp theo, hãy nhìn lại câu trước đó, nếu có đối tượng gì mình muốn nhắc lại, thì hãy dùng các Đại từ thay thế, vd: This, that, those, such…
4. Tiêu chí Lexical Resources:
– Vốn từ phải đa dạng, sử dụng từ tương đối linh hoạt và chính xác. Xác định xem topic của đề bài là gì, và khi viết thì sử dụng các từ/ cụm từ liên quan đến topic đó (dùng Paraphrase liên tục cho những từ/ cụm từ nghĩa tương tự đã nhắc đến trước đó. VD: parenting – nurturing – educating their children – childcare…)
– Từ học thuật: Sử dụng khá nhiều từ vựng học thuật, và các cụm từ cố định (collocation: Danh từ nào đi với động từ nào…). Bạn nên đọc thêm 1-2 bài article do người bản xứ viết về chủ đề này, và lọc ra các từ less common họ dùng + các collocation. Hoặc nếu dùng quen các collocation nào, thì nên cố gắng dùng chúng cho các bài viết của mình.
– Tránh dùng các từ chỉ dùng trong văn nói sang văn viết. Vì chúng không đủ formal. VD: các idioms vd blow off some steam…, so on and forth, etc, thing, stuff, gotta, wanna, viết tắt vd: it’s, very, quite, really, totally, actually,)
– Spelling and Word formation (Lỗi về chính tả và Hình thái từ): Phải chắc chắn dành ra 5 phút cuối sau khi viết xong bài, check lại xem mình có viết sai chính tả từ nào không. Nếu có sửa thật nhanh từ đó. Check xem mình dùng các từ loại trong câu đã chính xác chưa, VD: trước danh từ là tính từ, chứ không phải trạng từ.
5. Tiêu chí Grammatical Range and Accuracy:
Vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng tính năng này!